Phòng chống bệnh sởi cho trẻ em: Xin đừng nhẫn tâm câu view

Phòng chống bệnh sởi cho trẻ em: Xin đừng nhẫn tâm câu view

Liên quan tới việc tác nghiệp của báo giới tại bệnh viện và việc nhiều tờ báo cho rằng Bộ Y Tế cản trở nhà báo cung cấp thông tin, để làm sáng tỏ vấn đề này, dưới đây xin đăng quan điểm của tác giả Nguyễn Đăng Hải.
Bệnh sởi ở trẻ em đang bùng phát khá mạnh ở các tỉnh phía Bắc. Tính đến nay đã có 112 trẻ tử vong có liên quan đến sởi. Tới nay đã có hơn 8500 ca nhiễm bệnh đã được thống kê và đang điều trị tại 4 bệnh viện lớn tại Hà Nội. Con số đồn trên mạng xã hội lớn hơn khá nhiều so với công bố chính thức của chính phủ.
Phòng chống bệnh sởi cho trẻ em: Xin đừng nhẫn tâm câu view

Truyền thông vào cuộc
Nhờ sự vào cuộc của truyền thông chính thống và mạng xã hội, những thông tin về bệnh sởi ở trẻ em đã được lan truyền khá nhanh tới tất cả các cộng đồng. Báo chí chính thống đã có công rất lớn trong việc đem thông tin đến bạn đọc, nhằm đem lại kiến thức và thông tin tổng thể về căn bệnh đang lây lan.
Là một người bố của 2 đứa con nhỏ, tôi cũng là một người rất quan tâm tới tình hình này và thường xuyên cập nhật bằng các kênh thông tin như bạn bè đang làm việc tại các bệnh viện lớn, mạng xã hội và báo chí.
Thế nhưng, đã bắt đầu có dấu hiệu đi vượt quá ranh giới vô hình giữa truyền thông và đạo đức xã hội. Những hình ảnh thương tâm, những cảm xúc phẫn nộ cá nhân bắt đầu bị lạm dụng khai thác để tấn công cảm xúc người đọc.
Ai cũng biết, những cảnh thập tử nhất sinh, những hình ảnh của bệnh nhân đang nằm giữa ranh giới sự sống và cái chết luôn là những cảnh gây xúc động mạnh cho mọi người, nhất là ở thời đại thông tin lan truyền nhanh như hiện nay. Cảnh viện phí cao ngất trong tình cảnh đa phần người dân nghèo khó cũng là một chủ đề dễ tạo ra nước mắt.
Những ngộ nhận của truyền thông
Bệnh sởi vốn là một căn bệnh bình thường, dễ lây lan, và ít nguy hiểm đến tính mạng trong quá khứ. Sởi thường phát ở giai đoạn thời tiết ẩm ướt, độ ẩm cao như giai đoạn cuối đông và mùa xuân, thời điểm mà độ ẩm thường xuyên ở mức xấp xỉ 100%, thời tiết có mưa phùn.
Sự nguy hiểm nhất của sởi chính là các biến chứng trực tiếp do nó gây ra như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não và suy dinh dưỡng nặng. Vì thế, không thể thống kê tách rời nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân biến chứng như thống kê hiện nay của cơ quan chức năng.
Với con số tử vong cao như công bố, đây là một điều bất thường về căn bệnh này, do chưa có nghiên cứu về chủng mới virus hay độc lực nên tôi không dám kết luận cụ thể. Không những thế, việc tập trung điều trị tại 4 bệnh viện hàng đầu về nhi khoa đã biến các nơi này thành các ổ dịch khổng lồ, khiến cho bệnh nhi các bệnh khác không dám đến điều trị tại các nơi này.
Tiêm phòng sởi đang được truyền thông xã hội coi là biện pháp tối ưu để phòng tránh bệnh, tuy nhiên đây lại là một thông điệp sai lầm. Nếu trẻ đã ở giai đoạn ủ bệnh sắp chuyển sang giai đoạn phát ban, việc tiêm phòng sởi lúc này lại là một cách thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát bệnh. Vì thế, việc tiêm phòng sởi trong giai đoạn dịch, tại các ổ dịch nhất thiết phải có sự khuyến cáo của các cơ quan y tế, được sự chỉ định của bác sĩ chuyên ngành y tế dự phòng.
Phòng chống bệnh sởi cho trẻ em: Xin đừng nhẫn tâm câu view
Đến lạm dụng phi đạo đức
Hầu hết chúng ta đều muốn chính quyền công bố dịch chính thức, tức là công nhận tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, bài báo của một tờ báo có tiêu đề là “Phóng viên bị cấm tác nghiệp tại Viện Nhi”, chúng ta thấy hình ảnh những phóng viên đi làm phóng sự không chấp hành quy định của bệnh viện.
Tại các phòng bệnh đang sử dụng máy thở để cấp cứu, họ cũng xông vào bất chấp nguyên tắc vô trùng để chụp ảnh phòng điều trị, các hình ảnh cấp cứu thương tâm. Họ quấy rầy, không giữ yên tĩnh, đảm bảo tâm lý của bệnh nhân và bác sĩ khi điều trị.
Một nhà báo trên facebook đã bức xúc lên tiếng: Hỏi một câu khí không phải, các bạn phóng viên khi phỏng vấn người nhà bệnh nhân và vào tận giường bệnh của các bé để chụp những bức ảnh này có đeo khẩu trang y tế không, có dùng túi nilon đựng máy ảnh không? Sau khi ra khỏi phòng bệnh có rửa tay bằng xà phòng không?”. Quy định phải phải đăng ký, cấp phép khi đưa tin tại các khu vực cấp cứu bị một số phóng viên coi thường dựa trên lập luận quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà họ được pháp luật cho phép.
Thay vì cập nhật tình hình, diễn biến dịch bệnh, các bạn đang khai thác hình ảnh thương tâm của bệnh nhân, hướng mũi dùi vào những bác sĩ, những con người cụ thể đang thực hiện sứ mệnh cứu người. Có nên làm điều đó không hả các bạn? Xin hãy để các cháu bé và các bác sĩ được yên, thưa các chuyên gia truyền thông xã hội.
Facebooker Nguyễn Đăng Hải viết: Bệnh viện là một môi trường rất chuyên nghiệp và có những quy định ngành riêng, ông trời hay quan chức cũng cần phải thực hiện nghiêm túc quy định chứ đừng nói đến phóng viên, không chấp hành nội quy chung là không được. Trong lúc nước sôi lửa bỏng mà phóng viên tác nghiệp hàng đoàn, rồi đăng ảnh và phỏng vấn lên mạng làm mất uy tín của họ. Chống dịch không có nghĩa là phải vào dí máy ảnh, micro vào bác sĩ khi người ta đang thực hiện nhiệm vụ tại công sở, cũng như dẫn nhau theo đoàn vào gây ồn ào mất tập trung.
Trên Diễn đàn Nhà báo trẻ, Facebooker PhuongyenNguyen  cho biết “Hôm nay mình cũng vào Viện Nhi tác nghiệp, nhưng thú thật một điều ( mình không vơ đũa cả nắm) nhưng chứng kiến có những nhà báo cũng “hành” lãnh đạo BV, họ cũng đang tối mắt tối mũi mà chất vấn đủ điều, dù mình cũng nhận được lời từ chối nhã nhặn, nhưng vẫn đủ tư liệu để viêt bài “Bão: lòng nơi “tâm” dịch.

Theo Cachnuoicon.com