Hiển thị các bài đăng có nhãn nguoi cao tuoi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguoi cao tuoi. Hiển thị tất cả bài đăng

Ăn mặn có làm tăng huyết áp?

Việc ăn mặn có ảnh hưởng đến tăng huyết áp hay không? Có nguy hiểm không? Một bạn động gửi thư về đã được bác sĩ giải đáp như sau:

Hỏi:
Tôi ăn mặn từ nhỏ, hiện nay đã 52 tuổi bị mắc bệnh tăng huyết áp nhưng vẫn thích ăn mặn. Tôi vẫn uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Nghe nhiều người nói ăn mặn sẽ làm tăng huyết áp nên tôi cũng lo lắng. Nếu tôi ăn mặn nhưng vẫn uống thuốc huyết áp thì bệnh của tôi có nặng lên không, thưa bác sĩ ?

Trịnh Thị Thơm (Ninh Bình)
Trả lời:
Ăn mặn là ăn nhiều muối (NaCl) hoặc các thức ăn chứa nhiều muối mặn như mắm tôm, mắm tép, nước mắm, dưa cà muối... Các nghiên cứu đã chứng minh rằng: ăn nhiều muối mỗi ngày sẽ gây tăng huyết áp, chẳng hạn những người ăn 1,6-8g muối/ngày thì có 15% bị tăng huyết áp; người ăn trên 8g muối/ngày có đến 30% bị tăng huyết áp. Còn người ăn dưới 1,6g muối/ngày thì rất ít bị tăng huyết áp. Vấn đề này được giải thích như sau: trong cơ thể, nước chiếm từ 60-70% khối lượng, muối có chức năng điều hòa lượng nước của cơ thể, giúp kiểm soát khối lượng máu, điều hòa huyết áp. Nếu ăn nhiều muối, áp suất thẩm thấu trong máu tăng lên khiến lượng nước vào máu phải tăng lên, dẫn đến tăng khối lượng tuần hoàn, làm tăng huyết áp và tăng gánh nặng cho tim. Ngoài ra, ăn mặn còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày, sỏi thận, thận nhiễm mỡ... Vì vậy, bạn không nên tiếp tục ăn mặn vì bệnh tăng huyết áp của bạn sẽ nặng lên. Đối với người trưởng thành, chỉ nên ăn 4-6g muối/ngày. Đối với người tăng huyết áp chỉ nên dùng 2-4g muối/ngày.

BS. Trần Thanh Tâm

Rối loạn cương dương ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi vẫn còn có nhu cầu tình dục. Một trong những trở ngại để thực hiện hoạt động tình dục ở người cao tuổi là rối loạn cương dương!


Rối loạn cương dương (ED: Erectile Dysfunction)

Rối loạn cương dương  hay còn gọi là bất lực, là một tình trạng rối loạn với biểu hiện dương vật không thể cương cứng hay không duy trì được sự cương cứng trong quá trình giao hợp.
Rối loạn cương dương thường tăng dần theo tuổi tác và ở tỷ lệ người cao tuổi mắc phải khoảng 15 - 25%. Xảy ra khi các mạch máu lưu thông tới dương vật bị hẹp hay tắc nghẽn, cơ thể mất cân bằng nội tiết tố hoặc khi hoạt động của các dây thần kinh kích thích sự cương cứng bị rối loạn.

Có nhiều nguyên nhân gây ra RLCD:

Nguyên nhân sinh lý:
- Một số bệnh lý mãn tính là nguyên nhân gây ra RLCD: bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, xơ vữa động mạch…
- Do mất cân bằng nội tiết tố: sự giảm sút testosteron là nguyên nhân gây ra RLCD.
- Do tổn thương các dây thần kinh kích thích sự cương cứng.
Các nguyên nhân sinh lý trên thường xảy ra ở người cao tuổi. Khi cơ thể lão hóa, hệ miễn dịch suy yếu nên thường mắc phải nhiều bệnh lý mãn tính (cao huyết áp, đái tháo đường…) ảnh hưởng đến các mạch máu và làm tổn thương các dây thần kinh.

Bên cạnh đó, sự suy giảm của hệ nội tiết cũng làm sụt giảm testosteron ở người cao tuổi.
Nguyên nhân tâm lý:
- Sự căng thẳng (stress).
- Sự lo âu, trầm cảm.
- Nỗi sợ hãi về sự thất bại trong quan hệ tình dục.
- Những vấn đề trong quan hệ vợ chồng…

Nguyên nhân do lối sống:
- Béo phì.
- Uống rượu hay hút thuốc lá nhiều.
- Lạm dụng các chất gây nghiện…

Nguyên nhân do tác dụng phụ của thuốc:
Ở người cao tuổi thường phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc khi được sử dụng trong một thời gian dài, sẽ phát sinh các tác dụng phụ gây RLCD như: thuốc cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần…
Thuốc cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần... có tác dụng phụ gây rối loạn cương dương

- Nhóm thuốc cao huyết áp: methyldopa, nifedipin, captopril, atenolol, furosemid…

- Nhóm thuốc chống trầm cảm: fluoxetin, sertralin, amitriptylin, nortriptylin…

- Nhóm thuốc an thần: diazepam, lorazepam, buspiron…

- Nhóm thuốc kháng histamine H2: cimetidin, ranitidine, nizatidin…

Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc nếu thấy xuất hiện tình trạng RLCD, cần phải thông báo cho thầy thuốc, để có thể thay thế các loại thuốc khác không gây ra tác dụng phụ RLCD.

Thuốc điều trị

Nhóm thuốc ức chế enzym phosphodiesterase-5 (PDE-5):

Đây là các thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị RLCD hiện nay, gồm có sildenafil (viagra), tadalafil (cialis), vardenafil (levitra)…

Khi có sự kích thích tình dục, nitric oxyt (NO) sẽ được phóng thích và kích thích quá trình tổng hợp GMP (guanosin monophosphat) vòng làm tăng lưu lượng máu đến dương vật, gây cương cứng.

Nhóm thuốc ức chế PDE-5 làm tăng sự cương cứng dương vật do làm tăng GMP vòng.

Khi sử dụng nhóm thuốc ức chế PDE-5 cần lưu ý:

- Không được sử dụng cho người có bệnh lý mạch vành (nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, suy tim…), người bị đột quỵ, hạ huyết áp, suy gan, suy thận…

- Không được sử dụng đồng thời với thuốc có chứa nitrat như nitroglycerin, vì sẽ gây tác hại nguy hiểm trên tim.

- Thận trọng khi sử dụng đồng thời với các thuốc cao huyết áp nhóm chẹn alpha như: doxazosin, terazosin… vì gia tăng nguy cơ hạ huyết áp

- Để đạt hiệu quả cao nhất, các thuốc này nên uống trước khi giao hợp 30 - 60 phút.

- Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như: đau đầu, đau cơ, khó tiêu, đỏ bừng mặt, mờ mắt…

Bổ sung testosteron: khi nguyên nhân gây ra RLCD là do sự sụt giảm testosteron trong cơ thể. Testosteron thường được trình bày ở dạng thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc dán ngoài da…

Alprostadil là thuốc giãn mạch làm giãn nở các mạch máu, giúp tăng cường lưu lượng máu đến dương vật, gây cương cứng.

Alprostadil thường được trình bày ở dạng thuốc tiêm hay dạng thuốc đạn nhét vào đầu dương vật.

Cần lưu ý: các loại thuốc trên có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có hại, nên người cao tuổi không được tự ý sử dụng, cần phải được thăm khám và chỉ định điều trị của thầy thuốc chuyên khoa.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc hay bằng liệu pháp tâm lý, sự thay đổi lối sống bằng cách tăng cường vận động, giảm cân chống béo phì, không hút thuốc, hạn chế bia rượu, cai nghiện ma túy… sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng RLCD.

Chế độ ăn hợp lý cho người cao tuổi

Bước vào tuổi khoảng 60 nhiều người bắt đầu có biểu hiện suy giảm thể lực, trí nhớ kém, dẫn đến ăn kém, ăn không ngon miệng. 

Nhiều người đối phó với “bệnh già” bằng việc dùng thuốc bổ trợ tiêu hóa, thần kinh và các thuốc bổ tổng hợp để kích thích cảm giác ăn ngon và duy trì “phong độ”, chế độ ăn như trước kia, nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm.

Khi bước vào giai đoạn này, các cơ quan, bộ phận cơ thể con người bắt đầu “lỏng lẻo”, suy giảm chức năng. Khả năng hấp thu dinh dưỡng và nhu cầu nạp năng lượng cho các hoạt động thể chất đã giảm đến 30% nên người cao tuổi thường mắc các bệnh như loãng xương, thiếu máu hay thiếu dinh dưỡng nếu chế độ ăn uống không phù hợp.

Người cao tuổi cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để bảo đảm sức khỏe. Ảnh: H.H

Việc cần chú ý đầu tiên trong chế độ ăn của người cao tuổi là giảm liều lượng và áp lực cho dạ dày cũng như các cơ quan khác trong quá trình hấp thu thức ăn. Giảm khối lượng thức ăn cũng như giảm thức ăn nhiều đạm hàng ngày, thay vào đó là những thức ăn dễ tiêu hóa, giảm lượng tinh bột, thịt, các chất béo và đường, muối, các chất kích thích. Để làm nhẹ dạ dày, người cao tuổi không dùng các bữa ăn về đêm. Sau 19 giờ chỉ nên ăn nhẹ, các thức ăn cần chế biến mềm, tăng cường rau củ và hoa quả tươi.

Vì người cao tuổi bắt đầu cảm thấy ăn không ngon miệng nên từ tuổi 50, cần bổ sung canxi bằng cách uống sữa chống loãng xương, bổ sung các chất khoáng và vitamin. Không để tình trạng quá gầy hay thừa cân, dễ dẫn đến các bệnh tim mạch, tăng huyết áp hay đái tháo đường.

Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở tuổi già là đờ đẫn, lơ là với mọi việc, da xanh nhợt, dễ buồn phiền, nóng nảy thất thường, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Việc người cao tuổi và người thân ý thức vấn đề dinh dưỡng trong bữa ăn sẽ tránh được rất nhiều bệnh có nguy cơ cao như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, cholesterol. Thực phẩm tốt và có lợi cho người cao tuổi là thức ăn bổ máu, chất sắt, chống lão hóa trong trứng, sữa, đậu tương, giá đậu, rau củ có màu đỏ. Trái cây tươi giàu khoáng chất và vitamin như cam, quýt, bưởi, táo hay nước chè tươi, nước đậu xanh, đậu đen và gạo lứt rang rất tốt cho sức khỏe. Trong thói quen ăn uống, người cao tuổi nên chia nhỏ các bữa ăn để giảm tải cho dạ dày.

Bệnh tim mạch và thiếu máu não thường khiến người cao tuổi nhanh mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí lực. Thêm vào đó, người cao tuổi hay chán ăn nên bỏ bữa và ít vận động nên càng “cộng dồn” những nguy cơ béo phì, thừa cân, thiếu dưỡng chất hay rối loạn tiêu hóa. Mất cân đối dinh dưỡng ở người cao tuổi sẽ ảnh hưởng nhanh chóng tới sức khỏe, dẫn tới nguy cơ nhiễm bệnh, rối loạn chuyển hóa sẽ dễ mắc các bệnh nguy hiểm cùng nguy cơ tử vong cao. Vì thế, người cao tuổi nên thường xuyên khám bệnh, tư vấn ở các bác sĩ lão khoa, có chuyên viên tư vấn thường xuyên về dinh dưỡng để điều chỉnh các bữa ăn phù hợp.

Bác sĩ Bùi Yên Trình

10 cách đơn giản trị đau lưng hiệu quả

Thêm một số gia vị khi nấu, bỏ thuốc lá, cải thiện tư thế đứng - ngồi là những cách dễ dàng giúp bạn tránhđau lưng.

Theo Mirror, đau lưng mãn tính là bệnh phổ biến thứ hai, sau đau đầu. Một vài cách đơn giản dưới đây có thể giúp cuộc sống của bạn dễ chịu hơn.

Bệnh thoái hóa khớp bàn tay là gì?

Người xưa có câu “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Bàn tay rất khéo léo, linh hoạt và là một công cụ lao động vô cùng hiệu quả.

Tuy nhiên, thoái hóa khớp bàn tay  là một trong các bệnh khớp thường gặp ở người có tuổi, gây đau, ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Ở Việt Nam, thoái hóa khớp bàn tay chiếm tỷ lệ 14%, đứng hàng thứ tư trong các vị trí thoái hóa khớp thường gặp.





Bàn tay bình thường và bàn tay viêm khớp.
 
To Top To Bottom Auto Scroll Stop Scroll